Kiến thức – pnd-logistics https://pnd-logistics.com Wed, 18 Jan 2023 07:20:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.26 https://pnd-logistics.com/wp-content/uploads/2022/06/cropped-Logo_PND_more-than-logistics_new12-32x32.png Kiến thức – pnd-logistics https://pnd-logistics.com 32 32 Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, mây, tre cho khách hàng cá nhân https://pnd-logistics.com/?p=2407 https://pnd-logistics.com/?p=2407#respond Tue, 21 Jun 2022 10:59:51 +0000 https://pnd-logistics.com/?p=2407 Việt Nam nổi tiếng với các làng nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó đặc biệt phải kể đến sản phẩm điêu khắc từ gỗ, các sản phẩm từ mây, tre đan.

Sản phẩm điêu khắc từ gỗ hay các sản phẩm từ mây, tre của Việt Nam được đánh giá là tỷ mỉ, tinh xảo, giá thành phải chăng. Một số cơ sở sản xuất làng nghề nhỏ lẻ muốn đưa sản phẩm của mình ra bạn bè thế giới nhưng vướng phải không ít khó khăn, nhất là khâu thủ tục xuất hàng, đặc biệt là các cơ sở chưa thành lập công ty/đăng ký kinh doanh hộ gia đình.

PND xin chia sẻ về thủ tục xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ điêu khắc, thủ công mỹ nghệ mà người xuất khẩu là cá nhân.

Tính chất lô hàng:

  • Mặt hàng: hàng thủ công mỹ nghệ chạm khắc từ gỗ
  • Người xuất khẩu: cá nhân
  • Người nhập khẩu: cá nhân hoặc công ty
  • Loại hình xuất khẩu: mậu dịch hoặc phi mậu dịch.

A. Thủ tục xuất khẩu

Cá nhân đứng tên xuất khẩu cần chuẩn bị các giấy tời sau:

  1. Thông tin người xuất khẩu cá nhân: (Họ và tên, địa chỉ, thông tin về căn cước công dân)
  2. Thẻ căn cước công dân công chứng (02 bản)
  3. Hộ khẩu công chứng (02 bản)
  4. Email giao dịch giữa hai bên nếu rõ lý do xuất hàng, thông tin hàng, 02 bản tiếng anh và tiếng việt (theo mẫu PND cung cấp).
  5. Mẫu đơn xin xuất khẩu hàng cá nhân (theo mẫu PND cung cấp)
  6. Công văn xác nhận nơi làm việc hoặc cư trú của người đứng tên xuất khẩu (theo mẫu PND cung cấp)
  7. Hồ sơ lâm sản (01 bản gốc để đối chiếu + 01 bản công chứng).

Trường hợp xuất phi mậu dịch (hàng biếu tặng, hàng dự triển lãm, hàng nhờ mua hộ, …) cần nêu rõ lý do trong email giao dịch giữa hai bên xuất và nhập.

Sau khi cung cấp đầy đủ các giấy giờ và thông tin cần thiết, khách hàng cần tiến hành mở tờ khai xuất cá nhân tại Chi cục hải quan cửa khẩu xuất hàng.

Nếu mở loại hình xuất cá nhân, hàng hóa sẽ bị kiểm hóa 100%, vì vậy khách hàng cần bố trí thời gian giao hàng sớm để làm thủ tục kiểm hóa kịp thời.

B. Thủ tục giao nhận tại kho/cảng xuất hàng

Mặt hàng gỗ cần được tiến hành hun trùngkiểm dịch. Hun trùng là thủ tục bắt buộc với hầu hết các nước nhập khẩu mặt hàng này. Dịch vụ kiểm dịch được yêu cầu tùy nước nhập khẩu. Một số nước yêu cầu kiểm dịch: Hàn Quốc, Úc, …. Khách hàng nên trao đổi với người nhận hàng trước về các giấy tờ mà khách cần đơn vị xuất khẩu cung cấp để thông quan hàng hóa tại nước sở tại. PND có thể đứng ra tư vấn cho khách hàng về các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho mỗi nước.

Sau khi hàng hóa được hun trùng và kiểm dịch, giấy chứng nhận hun trùng và kiểm dịch sẽ được phát hành cho khách hàng để chuẩn bản gốc cùng bộ chứng từ của lô hàng chuyển phát cho người nhận hàng kịp thời nếu người nhận yêu cầu bản gốc.

C. Xuất hàng bằng đường biển

PND cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển/đường hàng không từ Việt Nam đi khắp các cảng trên thế giới. Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và giao hàng, PND sẽ phụ trách việc vận chuyển tới cảng/nước theo yêu cầu của khách hàng an toàn, nhanh chóng.

Trong quá trình vận chuyển khó tránh khỏi các vấn đề có thể gây hư hỏng, mất hàng hóa, vì vậy chúng tôi khuyến cáo khách hàng cần mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo khi xảy ra hư hỏng, mất mát trong các trường hợp bất khả kháng. Khách hàng được bồi thường theo trị giá bảo hiểm đã mua.

D. Thủ tục giao hàng tại cảng dỡ hàng

Tại một số nước quy định, để nhập khẩu hàng hóa vào nội địa, người nhập khẩu bắt buộc phải là công ty có đăng ký kinh doanh tại nước sở tại. Vì vậy đơn vị nhập khẩu là cá nhân cần được quy định của nước mình trước khi đứng ra nhập khẩu.

Nếu khách hàng bán hàng theo điều kiện nhóm D, PND sẽ phụ trách việc làm thủ tục hải quan tại cảng dỡ hàng và giao hàng tới địa chỉ người nhận. Khách hàng cần cung cấp thông tin sau:

  • Thông tin liên hệ của người nhận hàng
  • Địa chỉ giao hàng của người nhận hàng
  • Điều kiện giao hàng và điều kiện theo thỏa thuận riêng: DAP, DPU hay DDP để PND và đại lý của PND tại nước giao hàng sắp xếp các công việc phù hợp.
  • Ngoài ra, khách hàng cần cung cấp thêm một số thông tin bổ sung cần thiết như: khách hàng có yêu cầu dỡ hàng tại địa điểm trả hàng, đối với hàng hóa nặng, cồng kềnh, khách hàng có các thiết bị nâng hạ chuyên dụng để dỡ hàng không. (Chú ý: trong một vài trường hợp, PND có thể tự liên hệ với người nhận điểm để kiểm tra các thông tin cần thiết trước khi bố trí giao hàng).

Trong quá trình làm thủ tục và giao hàng, PND có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu tiến trình làm hàng để khách hàng nắm bắt kịp thời và cùng hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc nếu có.

E. Lưu ý

Trường hợp người xuất khẩu không thể cung cấp đầy đủ Hồ sơ lâm sản, vì gỗ làm nên sản phẩm được mua đi bán lại qua nhiều bên, người xuất khẩu cần chuẩn bị Hồ sơ lâm sản đầy đủ nhất có thể. PND sẽ tư vấn cụ thể đối với từng lô hàng để có thể chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND với nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực giao nhận và xuất nhập khẩu, và có hệ thống đại lý hợp tác tại Trung Quốc, các nước Asian, châu Á, châu Âu, châu Mỹ,… mang đến cho bạn một trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên tư vấn am hiểu chuyên ngành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Địa chỉ: Số 24A, Tổ dân phố 15, Phường Đằng Hải, Quận Hải An, TP Hải Phòng.

Điện thoại: (+84) 225 730 3388

Website http://pnd-logistics.com

Hotline: Ms. Ngân 0961 566 357 – Ms. Yến 0902 063 505

Email: ceo@pnd-logistics.com  

#xuất khẩu, #thủ công mỹ nghệ, #gỗ, #thủ tục xuất khẩu, #kiểm dịch, #dịch vụ xuất khẩu.

]]>
https://pnd-logistics.com/?feed=rss2&p=2407 0
Thủ tục nhập khẩu thang máy và phụ tùng thang máy theo quy định quốc gia https://pnd-logistics.com/?p=2343 https://pnd-logistics.com/?p=2343#respond Tue, 31 May 2022 09:57:57 +0000 https://pnd-logistics.com/?p=2343 1. Chính sách nhập khẩu thang máy và phụ tùng thang máy

Thông tư Số: 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2021 thay thế Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Theo đó các mục hàng sau phải làm KTCL tại Cục An toàn lao động.

Thang máy và các bộ phận an toàn thang máy

  • Thiết bị khóa cửa tầng và khóa cửa cabin
  • Bộ hãm an toàn
  • Hệ thống phanh của máy dẫn động
  • Bộ khống chế vượt tốc
  • Bộ giảm chấn
  • Van ngắt / van một chiều của thang máy thủy lực

Thang cuốn và băng tải chở người; các bộ phận an toàn của thang cuốn bao gồm:

  • Hệ thống phanh điều khiển, dừng thang hoặc băng;
  • Hệ thống hãm an toàn;
  • Máy kéo (động cơ, hộp số)

1.1. Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu thang máy cần chuẩn bị

Đơn vị nhập khẩu thang máy gia đình cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

1.2. Nhãn mác sản phẩm

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, trong đó các nội dung sau đây là phải bắt buộc thể hiện:

  1. Tên hàng hóa;
  2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. Xuất xứ hàng hóa;
  4. Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

2. Các bước làm thủ tục nhập khẩu thang máy và phụ tùng thang máy

3. Thuế nhập khẩu thang máy và phụ tùng thang máy

Khi nhập khẩu thang máy gia đình, các công ty kinh doanh cần nộp 2 loại thuế: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó:

  • Thuế nhập khẩu: Là loại thuế mà Việt Nam quy định cho hàng hoá có nguồn gốc từ nước ngoài. Thuế nhập khẩu với thang máy gia đình giao động từ 0 – 10% giá trị sản phẩm
  • Thuế VAT: Thuế giá trị gia tăng, là thuế gián thu. Thực chất, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ đóng hộ người tiêu dùng, bởi thuế này sẽ được cộng vào giá trị hàng hoá, người dùng sẽ đóng loại thuế này. Thuế VAT cố định là 10% giá trị sản phẩm.

Hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác nhau sẽ áp dụng mức thuế khác nhau là do một số nước ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hưởng một mức thuế ưu đãi, thậm chí là miễn thuế. Điều này mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty kinh doanh thang máy nhập khẩu.

4. Mã HS nhập khẩu thang máy và phụ tùng thang máy

4.1. Mã HS cho thang máy

Mã HS code thang máy dùng trong tòa nhà, doanh nghiệp có thể tham khảo 84281031.

4.2. Mã HS cho phụ tùng thang máy

Phụ tùng thang máy bao gồm: bộ phận cabin, máy kéo thang máy, bảng gọi tầng thang máy, linh kiện điện, bộ hãm, bộ khống chế vượt tốc, quạt thông gió, hệ thống an toàn, ray và phụ kiện,…

Mã HS cho phụ tùng thang máy thuộc hai chương 84, 85

5. HỖ TRỢ CỦA PND LOGISTICS

Tư vấn miễn phí Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu.

Đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Chi cục Hải Quan địa phương nơi lô hàng nhập
khẩu được đưa vào Việt Nam.

Chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để Quý khách ký và đóng dấu.

Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và lấy kết quả tại chi cục Hải Quan.

Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu thang máy, xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất.

Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND

Địa chỉ: Số 24A, Tổ dân phố 15, Phường Đằng Hải, Quận Hải An, TP Hải Phòng.

Điện thoại: (+84) 225 730 3388

Website http://pnd-logistics.com

Hotline: Ms.Ngân  0961 566 357 – Ms. Yến 0902 063 505

Email: ceo@pnd-logistics.com

 

#thang máy, bộ phận thang máy, Mã HS, mã HS của thang máy, mã HS của phụ tùng thang máy, thủ tục nhập khẩu thang máy, thủ tục nhập khẩu phụ tùng thang máy.

]]>
https://pnd-logistics.com/?feed=rss2&p=2343 0
Nhà cung cấp không phát hành được C/O Form E để hưởng thuế thì làm thế nào? https://pnd-logistics.com/?p=2311 https://pnd-logistics.com/?p=2311#respond Fri, 09 Apr 2021 04:19:17 +0000 https://pnd-logistics.com/?p=2311 Ngày nay thương mại quốc tế đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và các công cụ luật điều chỉnh cho buôn bán quốc tế góp phần đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán, giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch.

Việt Nam là nước nhập siêu với thị trường rộng lớn là Trung Quốc, sản lượng nhập khẩu từ thị trường này theo thống kê năm 2020 là 84.19 tỷ Đô la Mỹ chiếm 32% tổng sản lượng nhập khẩu.

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ký kết năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực năm 2016 mở ra một cánh cửa rộng lớn cho thương mại tự do, theo đó tính tới năm 2020, 8571 dòng được cắt giảm thuế nhập khẩu về 0%, 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5%.

C/O Form E là gì?

Hàng hóa nhập khẩu từ khu vực đại lục Trung Quốc có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E ( gọi tắt là  C/O Form E) là một lợi thế vô cùng lớn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một số tiền lớn thuế nhập khẩu. Hiện tại Trung Quốc đang tồn tại song song 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O là : C/O thường và C/O Form E. C/O thường là giấy chứng nhận xuất xứ thường và giấy này chỉ để chứng nhận xuất xứ chứ không phải để hưởng thuế. C/O mẫu E mới là C/O để doanh nghiệp nhập khẩu hưởng thuế xuất ưu đãi.

Làm thế nào để nhà cung cấp cung cấp được C/O Form E?

Theo quản lý của nhà nước Trung Quốc, để một doanh nghiệp đứng ra xin được C/O Form E doanh nghiệp Trung Quốc phải có giấy phép xuất khẩu ( export license) mới có quyền xin cấp C/O Form E cho lô hàng mà doanh nghiệp đứng ra bán hàng hoặc xuất khẩu.

Nếu như chúng ta mua hàng của người bán Trung Quốc không có giấy phép xuất khẩu, đồng nghĩa họ không thể cung cấp cho chúng ta C/O Form E để hưởng thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu về Việt Nam, đây là vấn đề gây đau đầu cho rất nhiều doanh nghiệp.

Nếu nhà cung cấp,người bán hàng không cung cấp được C/O Form E thì làm thế nào?

Xử lý vấn đề này không khó, trong trường hợp này chúng ta có thể mượn tên công ty thương mại tại Trung Quốc có giấy phép xuất khẩu đứng tên trên C/O Form E và các chứng từ khác. Lưu ý là phải sử dụng C/O Form E 3 bên thay vì C/O Form E ủy quyền, vì Hải Quan Việt Nam hiện nay không chấp nhận C/O Form E ủy quyền.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế ( door-door) với dịch vụ chuyên nghiệp, không phát sinh chi phí, tư vấn và soạn chứng từ miễn phí cho doanh nghiệp, đặc biệt chúng tôi có dịch vụ phát hành C/O Form E tại Trung Quốc với chi phí hợp lý.

Hỗ trợ tư vấn:

Ms. Yến: 0902 063 505

Ms. Ngân: 0961 566 357

Lô hàng nhà cung cấp không cung cấp được Form E, PND hanlde dịch vụ door-door bao gồm cả dịch vụ phát hành C/O Form E.

]]>
https://pnd-logistics.com/?feed=rss2&p=2311 0
Thủ tục nhập khẩu vải https://pnd-logistics.com/?p=2306 https://pnd-logistics.com/?p=2306#respond Wed, 07 Apr 2021 04:32:22 +0000 https://pnd-logistics.com/?p=2306 Mặt hàng vải / fabric là mặt hàng được nhập khẩu nhiều về Việt Nam, bao gồm 2 hình thức nhập chủ yếu là nhập kinh doanh và nhập gia công.

Hình thức nhập gia công được áp dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về trong nước gia công sau đó xuất khẩu đi các nước khác hoặc xuất khẩu vào khu chế xuất, thành phẩm sản xuất không tiêu thụ trong nước.

Hình thức nhập gia công về mặt nghiệp vụ không khó, tuy nhiên doanh nghiệp cần đăng ký định mức và lập tài khoản theo dõi trên hệ thống hải quan

Đối với hình thức nhập kinh doanh tiêu dùng, thủ tục sẽ phức tạp hơn, PND xin giới thiệu quy trình nhập mặt hàng vải theo hình thức nhập kinh doanh tiêu dùng A11

  1. Xác định mã Hs code

Để xác định được Mã Hs code của mặt hàng vải, bạn cần các thông tin sau đây để áp mã, liệt kê theo thứ tự ưu tiên

  • Thành phần của vải: được dệt từ tơ tằm (chương 50), hay lông động vật (chương 51), từ bông ( chương 52), từ sợt thực vật (chương 53), từ sợi filament nhân tạo (chương 54), sợi staple nhân tạo (chương 55), …
  • Hàm lượng của vải: trong trường hợp một sản phẩm vải được dệt kết hợp từ trên 2 thành phần khác nhau trở lên ví dụ như thành phần 85% bông và 15% thành phần khác, thì chương 52 của bông được áp mã vì hàm lượng bông cao nhất.
  • Định lượng của vải: định lượng của vải viết tắt là gsm là hàm lượng bao nhiêu g vải trên 1 mét. Một số mã Hs code được phân loại dựa trên định lượng, nên cần biết chỉ số này để phân loại đúng mã Hs code số tiếp theo.
  • Kiểu dệt: cách dệt vải cũng là một yếu tố giúp bạn tìm ra được đúng mã Hs code chính xác, ví dụ có kiểu dệt chéo 3 sợi hoặc dệt vân điểm, …
  • Vải đã nhuộm hay chưa nhuộm hay đã in: Vải nhập về có thể chỉ ở công đoạn tẩy trắng, hoặc đã nhuộm theo các màu khác nhau, hoặc thậm chí vải đã được in hình hoa văn, động vật, ….

Chỉ cần bạn xác định được 5 tiêu chí trên là có thể tìm ra được mã Hs code chính xác của loại vải, cần lưu ý là không phải mã chương nào cũng bắt buộc phải có đầy đủ các tiêu chí trên mới có thể áp được mã Hs code, dù vậy bạn cũng cần đầy đủ các thông tin trên để khi khai báo được chính xác, chi tiết.

  1. Chuẩn bị hồ sơ

Để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải nói chung và các mặt hàng khác nói riêng, hồ so chuẩn bị gồm:

  • Tài khoản Vnacc khai hải quan
  • Giấy giới thiệu
  • Hóa đơn thương mại ( Commerical invoice)
  • Packing list
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng thuế ( nếu có) ví dụ: Form E, Form D, …
  • Vận đơn ( bill of lading)

 

  1. Thủ tục nhập khẩu
  • Khai báo thông qua tài khoản Vnacc trên hệ thống khai báo hải quan
  • Trình hồ sơ lô hàng cho cơ quan hải quan nếu là tờ khai luồng vàng, đăng ký kiểm hóa nếu là tờ khai luồng đỏ.
  • Doanh nghiệp nộp thuế.
  • Thông quan hàng hóa.

 

Mặt hàng vải không thuộc diện xin giấy phép hay kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để xác định đúng mã Hs code của mặt hàng, cần xác định rõ thành phần vải, vì vậy các cơ quan hải quan có quyền yêu cầu phân tích phân loại sản phẩm. Chi phí của việc phân tích phân loại sẽ do cơ quan hải quan tự phụ trách, quy trình phân tích phân loại như sau:

  • Doanh nghiệp xuống cảng / kho hàng cắt lấy mẫu của sản phẩm: mỗi loại 2 mét dài
  • Mang mẫu lên cơ quan quản lý phân tích phân loại, mỗi mẫu 2 mét dài, 1 mét đem đi phân tích, 1 mét lưu lại cơ quan hải quan
  • Lấy giấy biên nhận của cơ quan thụ lý phân tích phân loại, doanh nghiệp nộp thuế và làm công văn xin tạm giải phóng hàng chờ thông quan.
  • Lúc này doanh nghiệp có thể mang hàng về kho bảo quản. Sau khi có kết quả phân tích phân loại, nếu thành phần đúng như khai báo, doanh nghiệp thông quan tờ khai trên hệ thống. Thời gian nhận kết quả phân tích phân loại có thể kéo dài từ 3 tới 6 tháng.
  • Nếu thành phần không đúng, Mã Hs code bị sai, doanh nghiệp bị phạt hành chính khai báo không đúng thực tế hàng hóa, truyền sửa lại tờ khai và nộp bổ sung số tiền thuế chênh lệch.

 

  1. Lưu ý đối với mặt hàng vải

Thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải không phức tạp, nhưng mặt hàng này lại được phân loại trong nhiều chương, nhiều mục hàng chi tiết, doanh nghiệp nắm rõ thành phần, quy cách sản phẩm là đều quan trọng nhất. Việt Nam là nước nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và sản phẩm đa dạng, giá thành lại hợp lý, để giảm thiểu chi phí nhập khẩu, các doanh nghiệp nên nhập khẩu từ các nhà cung cấp có khả năng phát hành giấy chứng nhận xuất xứ Form E để hưởng thuế ưu đãi. Đa phần các mặt hàng vải, nếu có giấy chứng nhận xuất xứ Form E hợp lệ, thuế nhập khẩu được giảm từ 12% đến 5%, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND với nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực giao nhận và xuất nhập khẩu, và có hệ thống đại lý hợp tác tại Trung Quốc, các nước Asian, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, mang đến cho bạn một trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên tư vấn am hiểu chuyên ngành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn:

Ms. Yến: 0902 063 505

Ms. Ngân: 0961 566 357

]]>
https://pnd-logistics.com/?feed=rss2&p=2306 0
TƯ VẤN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU TỎI https://pnd-logistics.com/?p=2286 https://pnd-logistics.com/?p=2286#respond Tue, 11 Feb 2020 08:13:37 +0000 http://pnd-logistics.com/?p=2286 1. Căn cứ pháp lí

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Theo quy định tại mục a, khoản 2 điều 1 thông tư số 40/2012/TT- BNNPTNT ngày 15/08/2012 ban hành Danh mục vật thể thuộc kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hàng hóa của doanh nghiệp trong nhóm sản phẩm thực vật, thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

2. Quy trình và các bước nhập khẩu tỏi

Mã Hs code của tỏi: 07129010, thuế ưu đãi thông thường là 23%, nhập từ Trung Quốc có form E thuế NK 0%; nhập từ Hàn Quốc có form AK thuế NK 0%; nhập khẩu từ Ấn Độ có form AI thuế NK 7,5%

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng kí kiểm dịch thực vật tại chi cục thực vật các tỉnh, mở tờ khai Hải quan ở chi cục nào thì đăng kí tại tỉnh (thành phố) đó.

Hồ sơ chuẩn bị đăng kí kiểm dịch thực vật gồm:

  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật ( bản đăng kí điện tử in ra từ hệ thống)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp
  • Vận đơn có đóng dấu, Phiếu đóng gói (nếu có nhiều mặt hàng), hợp đồng, hóa đơn thương
    mại.

Hồ sơ đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

  • Giấy đăng kí an toàn thực phẩm (2 bản)
  • Vận đơn photo
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp bản photo có dấu của doanh nghiệp.

Bước 2: Mở tờ khai và làm thủ tục Hải Quan

Hàng về cảng nào thì mở tờ khai tại chi cục Hải quan quản lý cảng đó.

Hồ sơ chuẩn bị:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật 1 bản gốc,
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),
  • Quy cách đóng gói (Packing List): 1 bản chụp,
  • Vận đơn (Bill of Loading) bản gốc hoặc bản chụp,
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O): Bản gốc,
  • Giấy giới thiệu,
  • Lệnh,…

Bước 3: Kiểm tra mẫu

Liên lạc với chi cục kiểm tra xuống cảng để kiểm tra, lấy mẫu.

Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ
yêu cầu chủ lô hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả kiểm dịch thực vật

Cơ quan kiểm dịch kiểm tra lô hàng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch cấp
giấy chứng nhận.

Kết quả kiểm dịch lô hàng có sau 24 tiếng kể từ lúc kiểm dịch và lấy kết quả trên cổng thông
tin 1 cửa quốc gia.

Bước 5 : Thông quan lô hàng

Hồ sơ chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch,
  • kiểm tra an toàn thực phẩm cùng giấy tờ liên quan để thông quan tờ khai.

HỖ TRỢ CỦA PND LOGISTICS

Tư vấn miễn phí Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu, Kiểm dịch thực vật.

Đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Chi cục Kiểm dịch địa phương nơi lô hàng nhập
khẩu được đưa vào Việt Nam.

Chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để Quý khách ký và đóng dấu.

Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và lấy kết quả tại Chi cục Kiểm dịch.

Cty TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND xuất phát từ một doanh nghiệp trẻ, năng động, đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, cầu tiến, và ham học hỏi, không ngừng nỗ lực nâng cao nghiệp vụ, chúng tôi, PND, luôn lắng nghe, thấu hiểu và cần những doanh nghiệp XNK chia sẻ những quan tâm về ngành, luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các Doanh nghiệp trên con đường phát triển. Lấy phương châm đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, chúng tôi hỗ trợ Quý Doanh nghiệp từ trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ. PND nắm rõ quy trình, thủ tục, thời gian hoàn thành công việc. “Hãy đến với PND để trải nghiệm chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp trong từng khâu tác nghiệp!!!”

Quý khách cần hỗ trợ các thủ tục Xuất Nhập Khẩu, có thể truy cập vào website
http://pnd-logistics.com để biết thêm thông tin. Hoặc liên hệ đến SĐT: 038.755.6992 – Ms.
Ngân, Skype: nganha229 Email: sale.han@pnd-logistics.com để được tư vấn.

Link->https://drive.google.com/open?id=1subLHngDlSit3RQupoJl03DocPqeFl6C

]]>
https://pnd-logistics.com/?feed=rss2&p=2286 0