Thủ tục nhập khẩu vải

Mặt hàng vải / fabric là mặt hàng được nhập khẩu nhiều về Việt Nam, bao gồm 2 hình thức nhập chủ yếu là nhập kinh doanh và nhập gia công.

Hình thức nhập gia công được áp dụng đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về trong nước gia công sau đó xuất khẩu đi các nước khác hoặc xuất khẩu vào khu chế xuất, thành phẩm sản xuất không tiêu thụ trong nước.

Hình thức nhập gia công về mặt nghiệp vụ không khó, tuy nhiên doanh nghiệp cần đăng ký định mức và lập tài khoản theo dõi trên hệ thống hải quan

Đối với hình thức nhập kinh doanh tiêu dùng, thủ tục sẽ phức tạp hơn, PND xin giới thiệu quy trình nhập mặt hàng vải theo hình thức nhập kinh doanh tiêu dùng A11

  1. Xác định mã Hs code

Để xác định được Mã Hs code của mặt hàng vải, bạn cần các thông tin sau đây để áp mã, liệt kê theo thứ tự ưu tiên

  • Thành phần của vải: được dệt từ tơ tằm (chương 50), hay lông động vật (chương 51), từ bông ( chương 52), từ sợt thực vật (chương 53), từ sợi filament nhân tạo (chương 54), sợi staple nhân tạo (chương 55), …
  • Hàm lượng của vải: trong trường hợp một sản phẩm vải được dệt kết hợp từ trên 2 thành phần khác nhau trở lên ví dụ như thành phần 85% bông và 15% thành phần khác, thì chương 52 của bông được áp mã vì hàm lượng bông cao nhất.
  • Định lượng của vải: định lượng của vải viết tắt là gsm là hàm lượng bao nhiêu g vải trên 1 mét. Một số mã Hs code được phân loại dựa trên định lượng, nên cần biết chỉ số này để phân loại đúng mã Hs code số tiếp theo.
  • Kiểu dệt: cách dệt vải cũng là một yếu tố giúp bạn tìm ra được đúng mã Hs code chính xác, ví dụ có kiểu dệt chéo 3 sợi hoặc dệt vân điểm, …
  • Vải đã nhuộm hay chưa nhuộm hay đã in: Vải nhập về có thể chỉ ở công đoạn tẩy trắng, hoặc đã nhuộm theo các màu khác nhau, hoặc thậm chí vải đã được in hình hoa văn, động vật, ….

Chỉ cần bạn xác định được 5 tiêu chí trên là có thể tìm ra được mã Hs code chính xác của loại vải, cần lưu ý là không phải mã chương nào cũng bắt buộc phải có đầy đủ các tiêu chí trên mới có thể áp được mã Hs code, dù vậy bạn cũng cần đầy đủ các thông tin trên để khi khai báo được chính xác, chi tiết.

  1. Chuẩn bị hồ sơ

Để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải nói chung và các mặt hàng khác nói riêng, hồ so chuẩn bị gồm:

  • Tài khoản Vnacc khai hải quan
  • Giấy giới thiệu
  • Hóa đơn thương mại ( Commerical invoice)
  • Packing list
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng thuế ( nếu có) ví dụ: Form E, Form D, …
  • Vận đơn ( bill of lading)

 

  1. Thủ tục nhập khẩu
  • Khai báo thông qua tài khoản Vnacc trên hệ thống khai báo hải quan
  • Trình hồ sơ lô hàng cho cơ quan hải quan nếu là tờ khai luồng vàng, đăng ký kiểm hóa nếu là tờ khai luồng đỏ.
  • Doanh nghiệp nộp thuế.
  • Thông quan hàng hóa.

 

Mặt hàng vải không thuộc diện xin giấy phép hay kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để xác định đúng mã Hs code của mặt hàng, cần xác định rõ thành phần vải, vì vậy các cơ quan hải quan có quyền yêu cầu phân tích phân loại sản phẩm. Chi phí của việc phân tích phân loại sẽ do cơ quan hải quan tự phụ trách, quy trình phân tích phân loại như sau:

  • Doanh nghiệp xuống cảng / kho hàng cắt lấy mẫu của sản phẩm: mỗi loại 2 mét dài
  • Mang mẫu lên cơ quan quản lý phân tích phân loại, mỗi mẫu 2 mét dài, 1 mét đem đi phân tích, 1 mét lưu lại cơ quan hải quan
  • Lấy giấy biên nhận của cơ quan thụ lý phân tích phân loại, doanh nghiệp nộp thuế và làm công văn xin tạm giải phóng hàng chờ thông quan.
  • Lúc này doanh nghiệp có thể mang hàng về kho bảo quản. Sau khi có kết quả phân tích phân loại, nếu thành phần đúng như khai báo, doanh nghiệp thông quan tờ khai trên hệ thống. Thời gian nhận kết quả phân tích phân loại có thể kéo dài từ 3 tới 6 tháng.
  • Nếu thành phần không đúng, Mã Hs code bị sai, doanh nghiệp bị phạt hành chính khai báo không đúng thực tế hàng hóa, truyền sửa lại tờ khai và nộp bổ sung số tiền thuế chênh lệch.

 

  1. Lưu ý đối với mặt hàng vải

Thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải không phức tạp, nhưng mặt hàng này lại được phân loại trong nhiều chương, nhiều mục hàng chi tiết, doanh nghiệp nắm rõ thành phần, quy cách sản phẩm là đều quan trọng nhất. Việt Nam là nước nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và sản phẩm đa dạng, giá thành lại hợp lý, để giảm thiểu chi phí nhập khẩu, các doanh nghiệp nên nhập khẩu từ các nhà cung cấp có khả năng phát hành giấy chứng nhận xuất xứ Form E để hưởng thuế ưu đãi. Đa phần các mặt hàng vải, nếu có giấy chứng nhận xuất xứ Form E hợp lệ, thuế nhập khẩu được giảm từ 12% đến 5%, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI PND với nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực giao nhận và xuất nhập khẩu, và có hệ thống đại lý hợp tác tại Trung Quốc, các nước Asian, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, mang đến cho bạn một trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên tư vấn am hiểu chuyên ngành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn:

Ms. Yến: 0902 063 505

Ms. Ngân: 0961 566 357

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961 566 357